Nhân sự cao cấp Đại_hội_Đảng_Cộng_sản_Trung_Quốc_lần_thứ_XIX

Đại hội Đảng diễn ra hai lần một thập niên, điểm chính của nó là sự chuyển giao lãnh đạo cấp cao. Các tổ chức tối cao của Đảng sẽ thay đổi cấu trúc đáng kể. Bao gồm Bộ Chính trị 25 ủy viên, Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 ủy viên và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

Tổng Bí thư

Họ và tênChân dungChức vụ đảm nhiệmNăm sinhNăm vào Bộ Chính trị
Tập Cận BìnhTổng Bí thư
Chủ tịch nước
Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị
19532007

Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị

  • Danh sách chính thức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa XIX là:
Họ và tênChân dungChức vụ cũ (trước Đại hội XIX)Năm sinhNăm vào Bộ Chính trịChức vụ mới
Tập Cận BìnhTổng Bí thư
Chủ tịch nước
Chủ tịch Quân ủy Trung ương
Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị
19532007
Lý Khắc CườngThủ tướng Quốc vụ viện
Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị
19552007
Uông DươngPhó Thủ tướng Quốc vụ viện19552007Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc
Vương Hỗ NinhChủ nhiệm Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương19552012Bí thư Ban Bí thư Trung ương
Triệu Lạc TếBí thư Ban Bí thư Trung ương
Trưởng ban Tổ chức Trung ương
19572012Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương
Lật Chiến ThưBí thư Ban Bí thư Trung ương
Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương đảng
19502012Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc
Hàn ChínhBí thư Thành ủy Thượng Hải19542012Phó Thủ tướng Quốc vụ viện

Ủy viên Bộ Chính trị

  • Danh sách chính thức Ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCSTQ là:
  1. Tập Cận Bình: Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương
  2. Lý Khắc Cường: Thủ tướng Quốc vụ viện
  3. Lật Chiến Thư: Chánh văn phòng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, trợ lý cho Chủ tịch Tập Cận Bình trong một loạt vấn đề từ ngoại giao, kinh tế đến cải cách tư pháp, Chánh văn phòng Ủy ban An ninh Quốc gia do ông Tập sáng lập. Dự kiến, Lật sẽ là Chủ tịch Quốc hội.
  4. Triệu Lạc Tế: sinh năm 1957, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc-, nguyên Bí thư Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Bí thư tỉnh Thiểm Tây giai đoạn 2007-2012.
  5. Uông Dương: Phó Thủ tướng Trung Quốc, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Mỹ về các vấn đề thương mại, được cho là có mối quan hệ thân cận với cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Dự kiến, Uông sẽ trở thành Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp)
  6. Vương Hỗ Ninh: từ lâu được coi là "bộ óc" đằng sau tư tưởng điều hành của Chủ tịch Tập Cận Bình, từng là cố vấn chính trị cho hai cựu lãnh đạo trung Quốc là Giang Trạch DânHồ Cẩm Đào. Dự kiến, Vương sẽ trở thành người đứng đầu cơ quan phụ trách vấn đề tư tưởng, tuyên truyền và tổ chức đảng.
  7. Hàn Chính: sinh năm 1954, Ông từng giữ chức thị trưởng Thượng Hải năm 2003 - 2012, Bí thư Thành ủy Thuộng Hải năm 2012-2017. Ông là chính khách có tư tưởng khích lệ doanh nghiệp và được cho là góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế ở Thượng Hải. Dự kiến, Hàn sẽ trở thành Phó thủ tướng Quốc vụ viện.
  8. Đinh Tiết Tường: sinh 1962, thư ký của Tập Cận Bình khi còn làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải, hiện tại là Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
  9. Vương Thần: Phó Chủ tịch Quốc hội kiêm Tổng thư ký Quốc hội Trung Quốc
  10. Lưu Hạc: sinh 1952, Chánh Văn phòng Tiểu ban Chỉ đạo Tài chính Kinh tế Trung ương, là cố vấn kinh tế hàng đầu cho Tập
  11. Hứa Kỳ Lượng: cựu Phi công quân sự, Thượng tướng Không quân, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương
  12. Tôn Xuân Lan: Trưởng ban Mặt trận thống nhất trung ương
  13. Lý Hy: sinh 1956, được coi là đồng minh của Tập; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Đông
  14. Lý Cường: sinh 1959, từng là cấp phó của Tập Cận Bình ở tỉnh Chiết Giang, hiện tại là Bí thư Thành ủy Thượng Hải
  15. Lý Hồng Trung: sinh 1956, Bí thư Thành ủy Thiên Tân; Lý có kinh nghiệm làm lãnh đạo đảng tại Khu kinh tế đặc biệt Thâm Quyến, tỉnh trưởng Chính phủ nhân dân và Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc
  16. Dương Khiết Trì: Ủy viên Quốc vụ viện đặc trách đối ngoại và vấn đề Đài Loan;
  17. Dương Hiểu Độ: Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng;
  18. Trương Hựu Hiệp: Bộ trưởng Bộ Phát triển Trang bị Vũ khí, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương;
  19. Trần Hy: Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Trung ương, bạn đọc cũ thời đại học của Tập Cận Bình;
  20. Trần Toàn Quốc: sinh 1955, từng là cấp phó của Lý Khắc Cường ở Hà Nam, Bí thư Khu ủy Tây Tạng (2011-2016), Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương từ năm 2016;
  21. Trần Mẫn Nhĩ: sinh 1960, từng là cấp phó của Tập Cận Bình ở tỉnh Chiết Giang, hiện tại là Bí thư Thành ủy Trùng Khánh;
  22. Hồ Xuân Hoa: sinh năm 1963, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, đồng minh thân cận của Hồ Cẩm Đào;
  23. Quách Thanh Côn: sinh 1951, Bộ trưởng Bộ Công an;
  24. Hoàng Khôn Minh: một cấp dưới thân cận cũ của Tập Cận Bình khi còn nắm quyền ở Phúc Kiến và Chiết Giang, nguyên Bi thư Thành ủy Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang;.
  25. Thái Kỳ, sinh năm 1955, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, là một người rất thân cận với Chủ tịch Tập Cận Bình. Gần như suốt sự nghiệp của mình, ông Thái đều phục vụ dưới trướng ông Tập. Khi ông Tập làm bí thư Phúc Kiến và Chiết Giang, ông Thái đều đảm nhiệm các chức vụ cao ở những tỉnh này.

Bà Tôn Xuân Lan là cán bộ nữ duy nhất trong danh sách này, khả năng sẽ được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng Quốc vụ viện phụ trách các vấn đề y tế-giáo dục-thể thao. Đáng chý ý nhất là Ủy viên Quốc vụ phụ trách vấn đề ngoại giao Dương Khiết Trì được bầu vào Bộ Chính trị, nhiều khả năng sẽ được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng kiêm phụ trách các vấn đề đối ngoại của Trung Quốc trong thời gian tới.

Ban Chấp hành Trung ương

Ban Chấp hành Trung ương gồm 200 thành viên, cũng sẽ được bầu tại Đại hội. Từ năm 2007 các cấp bậc cao hơn của bộ máy Đảng với độ tuổi trung bình tăng lên trong khi vẫn giữ giới hạn về hưu. Do đó có thể phần lớn các thành viên của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ XIX sẽ được sinh ra trong khoảng từ năm 1955 đến năm 1965. Các thành viên được bầu ra sau năm 1965 có thể trở thành ứng cử viên đầy hứa hẹn cho thế hệ lãnh đạo thứ 7 sẽ nằm quyền lực từ năm 2032.

Theo Tân Hoa xã, sáng 24/10, trong phiên bế mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội XIX), các đại biểu đã thông qua danh sách 204 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, trong đó chỉ có 10 ủy viên trung ương nữ.

Ngoài ra, Đại hội XIX cũng thông qua danh sách 172 Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.

Quân ủy Trung ương

  • Chủ tịch là Tổng bí thư Tập Cận Bình, phụ trách toàn bộ hoạt động của Quân ủy trung ương.
  • Phó Chủ tịch: Thượng tướng không quân Hứa Kỳ Lượng, dự kiến sẽ phụ trách hoạt động quân sự tác chiến.
  • Phó Chủ tịch: Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, dự kiến sẽ phụ trách công tác chính trị tư tưởng.
  • 4 Ủy viên Quân ủy gồm các tướng lĩnh:
    • Ngụy Phượng Hòa- Thượng tướng, Tư lệnh lực lượng tên lửa.
    • Lý Tác Thành- Thượng tướng, Tham mưu trưởng Bộ tham mưu tác chiến liên hợp Quân ủy trung ương.
    • Miêu Hoa- Đô đốc hải quân, Chủ nhiệm Bộ công tác chính trị Quân ủy trung ương.
    • Trương Thăng Dân- Trung tướng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra kỷ luật Quân ủy trung ương.

Như vậy Ban lãnh đạo Quân ủy trung ương khóa XIX chỉ còn lại 7 thành viên, giảm 4 thành viên so với Quân ủy trung ương khóa 18. Trong đó biến động nhất là số lượng Ủy viên Quân ủy trung ương. Đáng chú ý, lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc không phải là Ủy viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Số lượng Ủy viên Quân ủy trung ương khóa 18 gồm 8 thành viên. Tuy nhiên, tại Đại hội XIX số lượng này đã giảm xuống còn 4 thành viên.

Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương

Liên quan